Số liệu trên vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố. Theấtkhẩuthủysảngiảmmạnhởthịtrườngchívn online beto đó, xuất khẩu tôm 10 tháng đạt 2,8 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái; cá tra đạt 1,5 tỷ USD, giảm 29%; cá ngừ khoảng 693 triệu USD, giảm 22%. Mực, bạch tuộc, cua ghẹ, giáp xác và thủy sản khác giảm từ 9-15% so với cùng kỳ 2022.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm mạnh do top 5 các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt giảm mua. Cụ thể, Mỹ - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam - có kim ngạch nhập giảm 32% trong 10 tháng và chỉ đạt 1,3 tỷ USD. Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản sang đây cũng giảm 15% so với cùng kỳ, đạt 1,3 tỷ USD. Các thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia giảm 14-21%.
VASEP cho biết trong hơn một năm qua, ngành thủy sản đã trong tình trạng dư thừa tôm trên toàn thế giới. Tại Mỹ, EU và Trung Quốc, giá nhập khẩu trung bình năm 2023 giảm lần lượt 13,4%, 10% và 2,7%. Dự báo tình hình tiêu thụ và nhập khẩu tại Mỹ sẽ khả quan hơn trong tháng 11 và 12 này.
Với ngành hàng cá tra, hiệp hội cho rằng nhu cầu sản phẩm này ở Trung Quốc giảm mạnh, nhưng doanh số bán phi lê cá tra tẩm bột đang có dấu hiệu tốt hơn. Tại Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang tìm mua 5,96 triệu pound phi lê cá tra, cá da trơn đông lạnh để sử dụng trong các chương trình phân phối thực phẩm trong nước. Đây là thương vụ mua cá da trơn lớn thứ hai của Bộ vào năm 2023, sau thương vụ mua 6,2 triệu pound phi lê cá da trơn chưa tẩm bột với tổng trị giá 41,8 triệu USD vào tháng 3.
Do đó, hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp nên tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... Doanh nghiệp cũng nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc bán hàng giá rẻ; lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng của Mỹ.
Thi Hà