Triển lãm trưng bày hơn 200 tác phẩm gồm áo dài qua các thời kỳ ở ba miền Bắc - Trung - Nam,ểnlãmáodàiChău 23 việt nam sách, khăn, túi và nón lá,… Tại sự kiện còn có hoạt động viết chữ thư pháp tặng cho khách tham quan.
Chiều cùng ngày, tọa đàm Người giữ hồn Chămđã diễn ra với sự tham gia của tác giả Kiều Maily (một nghệ nhân và nhà thơ Chăm nổi tiếng, hội viên Hội Văn hóa Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, có nhiều dự án giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa người Chăm), nhà xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thúy (chủ nhiệm Hội quán Các bà mẹ - nơi đồng hành với phụ nữ khởi nghiệp). Nội dung buổi tọa đàm xoay quanh các câu chuyện của các diễn giả về hành trình giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Chăm - Việt, truyền cảm hứng và khích lệ phụ nữ không chỉ trong việc kinh doanh mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thúy xúc động chia sẻ: "Tôi đã giữ lời hứa với thầy - giáo sư Trần Văn Khê là ráng giữ gìn chiếc áo dài nếu không sẽ có tội với truyền nhân". Nghệ nhân Kiều Maily bày tỏ mong muốn của bản thân: "Tôi muốn áo dài Chăm đi song song áo dài Việt".
Triển lãm áo dài Chăm - Việt nằm trong chuỗi sự kiện dành cho phụ nữ do Học viện Marketing và truyền thông TACY tổ chức định kỳ. Tại đây, những người phụ nữ sẽ được hướng dẫn để khởi nghiệp, thực hiện ước mơ kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.