Trong 3 năm trở lại đây,ầmcaocỡnhỏsữa tắm weilaiya xe gầm cao cỡ nhỏ là nơi có số lượng sản phẩm mới ra mắt nhiều nhất trên thị trường. Sự xuất hiện đông đảo của những mẫu xe này tạo nên cuộc cạnh tranh sôi động giữa các hãng và người dùng.
Đa dạng nguồn cung
Trải dài trên tầm giá từ cận dưới khoảng 450 triệu tới cận trên khoảng gần 900 triệu, phân khúc xe cỡ nhỏ nói chung (từ A+ đến B+) hiện có 16 sản phẩm cho người dùng lựa chọn. Trong đó, nhóm A+ có 3 mẫu, B là 9 mẫu và B+ (hoặc C-) là 4 mẫu. Tính chung toàn thị trường, chỉ có nhóm CUV cỡ C (10 xe) sở hữu số lượng sản phẩm nhiều hơn cỡ B.
"Xe crossover cỡ nhỏ được ưa chuộng bởi sở hữu những điểm mạnh về giá bán cũng như thiết kế hợp xu hướng", Tô Yô Ta, cựu đào tạo bán hàng của một đại lý ôtô Nhật và hiện kinh doanh xe cũ ở TP HCM, cho biết. "Điều này giải thích vì sao ngày càng nhiều hãng ra mắt xe ở phân khúc này".
Theo ông Tô, thị hiếu người dùng vài năm gần đây dần chuyển sang chuộng xe gầm cao. Với những khách hàng phổ thông, thay vì sedan cỡ B truyền thống, họ chọn những mẫu xe CUV cỡ B với giá bán tương đương hoặc nhỉnh hơn để đổi lấy thiết kế xe khỏe khoắn, gầm cao, đa dụng và đặc biệt nhiều công nghệ hơn.
Những mẫu CUV cỡ B trải dài trong tầm giá 600-850 triệu đồng, riêng mẫu T-Cross được hãng định vị cận sang nên giá bán vượt tầm 1 tỷ đồng. Tùy vào định hướng sản phẩm của mỗi hãng, giá bán chênh lệch đến hàng trăm triệu đồng.
Ví dụ như hai mẫu xe lắp ráp trong nước và bán chạy nhất phân khúc là Kia Seltos và Hyundai Creta chênh lệch nhau 30-40 triệu đồng. Nhưng cũng hai mẫu này so với Honda HR-V, Nissan Kicks hay Toyota Yaris Cross, khoảng cách giá là 100-150 triệu đồng tùy phiên bản. Không chỉ giá bán, triết lý làm sản phẩm của xe Hàn và xe Nhật cũng khác nhau.
Các hãng Hàn nhờ lợi thế lắp ráp trong nước và linh hoạt trong việc thiết lập cấu hình xe, định giá ở mức thấp hơn xe Nhật. Điều này giúp những Seltos, Creta chiếm lĩnh thị phần doanh số. Trong khi các hãng Nhật như Toyota, Nissan, Honda, cách định vị sản phẩm theo hướng đề cao công nghệ và an toàn. Cùng với nguồn gốc nhập khẩu, giá các mẫu như HR-V, Kicks hay Yaris Cross đều trên xe Hàn một bậc.
Lợi thế trong tầm giá dễ tiếp cận khách hàng của các xe ở phân khúc này không phải tuyệt đối. Bởi ở đồ thị giá phía trên, khi Mazda CX-5 giảm giá sâu ở phiên bản mới, cận dưới của CX-5 đã thấp hơn cả bản trung/cao của một số xe cỡ dưới. Trong khi đó CX-5 có lợi thế của một sản phẩm nằm ở phân khúc trên. Bởi vậy, không chỉ nhìn các đối thủ, mỗi hãng xe có sản phẩm trong phân khúc này, còn phải nhìn cả CX-5.
Cuộc đua chưa dừng lại
Ưa chuộng xe gầm cao là một xu hướng của ngành ôtô thế giới, thị trường Việt Nam cũng vậy. Nhưng ảnh hưởng của thói quen tiêu dùng này chỉ thực sự rõ nét khoảng 3 năm trở lại đây, khi phân khúc xe truyền thống nhất của ngành xe trong nước là sedan cỡ B dần suy giảm vị thế thống lĩnh doanh số thị trường.
Trong 2022, nhóm xe gầm cao cỡ nhỏ nói chung bán hơn 73.600 xe, tăng gần 200% so với 2020, mức cao nhất khi xét cùng những phân khúc khác. Lượng bán này áp sát con số 75.856 của sedan hạng B (tăng nhẹ 3% cùng giai đoạn).
Năm 2023 tính đến tháng 8, doanh số nhóm xe gầm cao cỡ nhỏ là hơn 41.500 xe, dẫn đầu thị trường, nhiều hơn gần gấp rưỡi sedan cỡ B. Mức tăng trưởng doanh số ấn tượng của nhóm xe CUV cỡ nhỏ thôi thúc các hãng ngày càng muốn đưa xe ra thị trường.
Năm 2021, Mazda CX-3, CX-30, Kia Sonet, Toyota Raize lần đầu bán ở Việt Nam. Đến 2022, thị trường đón nhận thêm Hyundai Creta, Nissan Kicks, Volkswagen T-Cross. Sang 2023, những cái tên như Toyota Yaris Cross, VinFast VF 6 xuất hiện.
Trong số 9 mẫu CUV cỡ nhỏ nói chung lần đầu tiên bán ở Việt Nam kể trên, có đến 6 mẫu cỡ B. Mới đây nhất là sự xuất hiện của VF 6, làn gió mới chạy điện giữa một "rừng" các mẫu xe xăng. Lợi thế của VF 6 là hàm lượng tiện nghi, trục cơ sở lớn, chi phí sạc tiết kiệm và một thói quen sử dụng năng lượng sạch.
Nhưng số lượng này vẫn chưa dừng lại khi Mitsubishi sẽ đưa về nước Xforce vào cuối 2023, nhập Indonesia. Sang 2024, mẫu Omoda 5 cũng dự kiến bán ra, nhập Trung Quốc.
Với Xforce, Mitsubishi xem đây là mẫu xe chiến lược thứ hai của hãng tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á sau sự thành công vượt mong đợi của Xpander, mẫu xe hiện bán chạy nhất phân khúc MPV. Việc chọn dải đất hình chữ S để ra mắt mẫu XFC (bản concept của Xforce) cho công chúng toàn cầu cho thấy sự coi trọng của thương hiệu này đối với khách hàng trong nước.
Giống như các sản phẩm đồng hương, Mitsubishi cho biết sẽ trang bị gói hỗ trợ lái (ADAS) cho Xforce, với những tính năng như kiểm soát hành trình thích ứng, cảnh báo và giảm thiểu va chạm trước, đèn pha tự động, nhắc nhở xe phía trước di chuyển, cảnh báo điểm mù với hỗ trợ chuyển làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... Mitsubishi Xforce cùng với Yaris Cross, là những mẫu xe phong phú nhất trong phân khúc về công nghệ an toàn. Xforce dự kiến được hãng ra mắt vào cuối tháng 12 tới và giao xe vào quý I/2024, giá khoảng 650-750 triệu.
Còn Omoda 5, một sản phẩm của hãng xe Chery, vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu thị trường. Hãng xe Trung Quốc cẩn trọng trong lần quay lại Việt Nam, từ việc nhập xe, tổ chức cho khách Việt lái thử (cuối tháng 10), sau đó thu thập ý kiến và thiết lập cấu hình trước khi bán vào 2024.
Sự xuất hiện của Omoda 5 và Mitsubishi Xforce tiếp tục khuấy động cuộc đua ở phân khúc xe gầm cao cỡ B, nơi các hãng Nhật, Hàn, Trung Quốc, Đức tranh thị phần. Khi thị trường ngày càng đa dạng lựa chọn, người tiêu dùng càng hưởng lợi.
Thành Nhạn