"Đẹp đình So - to đình Cấn",ữngngườigiữđìnhxứĐoàiDiễnviênkỳcựuởđìdu doan than tai mb câu vè dân gian từ xa xưa đủ nói lên phần nào vẻ đẹp đình So xứ Đoài. Kiến trúc hiện tại của đình So tương truyền lưu lại từ 1673, tọa lạc ở xã Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội. Đình So lưu giữ nhiều chi tiết đặc biệt, nếu nói về kiến trúc sẽ là cổng tam quan (nghi môn) độc đáo, nói về điêu khắc tiêu biểu là hình tượng rồng đá án ngữ các bậc lan can, còn nói về người giữ đình thì cụ từ đình So là người giữ đình làng lâu đời nhất Việt Nam (kể từ 1987).
Chuyện người giữ đình
"Năm nay tôi 87 tuổi, có 5 con trai, 3 con gái, đã ngoài 36 năm làm từ ở đình So. Tôi bị ung thư vòm họng hơn 10 năm, xin nghỉ nhiều lần nhưng làng không thuận, cũng chẳng ai chịu thay, họ bảo tôi khi nào cụ đi rồi chúng cháu mới tìm người khác", cụ từ Vương Đắc Hưng mở đầu câu chuyện với chúng tôi trên chiếc chiếu trong khuôn viên đình So ở một ngày đầu thu.
Thâm niên làm cụ từ so với các làng cổ khác, hẳn phải là được làng cực kỳ ưu ái, nhưng khi hỏi cặn kẽ nhân duyên nhà thánh, câu trả lời cụ từ Hưng khiến chúng tôi bất ngờ: "Tôi không là thành phần được làng ưu ái thế đâu. Nhà tôi ngày xưa tư sản, thời phong kiến ông bà tôi địa chủ. Đến năm 1960, khi tôi theo cách mạng, làng xã mới nhìn tôi khác đi đấy. Cũng nhờ công đức ông bà, nên khi còn nhỏ, hễ làng có chuyện lễ bái, cúng tế, tôi đều được theo ông, theo bố lên đình, các nghi thức cứ thế in vào đầu, chẳng sót gì cả. Sau này khi được chọn làm từ, mọi chuyện tôi làm dễ dàng lắm".
Đình So trải qua các cuộc chiến kháng xâm lược Á - Âu - Mỹ… Cho đến những năm 1950 - 1980, người làng sao nhãng việc phụng thánh vì nhiều nguyên nhân như chiến tranh, đói nghèo, bài trừ mê tín dị đoan, nhưng đình So vẫn trụ vững, dù thất thoát nhiều. Cụ từ Vương Đắc Hưng kể: "Năm 1956, khi phong trào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phục vụ thủy lợi, mọi người mạnh ai nấy vào đình, tháo gì thì tháo, gỡ gì là gỡ, từ cửa chính, cửa sổ, chẳng ai quản lý cả. Rồi thời chống Mỹ, đình So là nơi tập kết hàng nghìn tấn quân nhu phục vụ chiến trường miền Nam. Mặt sàn gỗ của đình không một cây đinh, toàn ráp mộng, nhưng quân nhu nặng quá nên sập. Tôi được giao làm cụ từ năm 1987, phải đến 1990 mới huy động được nguồn gỗ, vận động các bô lão 80 - 90 tuổi trong làng, chui vào gậm, kê đá đội đà lên để gắn lại mặt sàn của đình như hôm nay".
Cụ từ làm bảo tồn
Ở đình So, cụ từ Hưng là người cực khắt khe với câu chuyện bản sắc, bảo tồn, gìn giữ đình làng. Người làng So vẫn nhớ câu chuyện đầu năm 2023, một đoàn phim mượn bối cảnh đình So làm phim truyền hình. Dù có giấy phép từ cấp bộ, thành phố, huyện, xã… đúng quy trình, bài bản, nhưng cụ từ Hưng từ chối thẳng: "Tôi không cho các ông quay phim ở đây, vì các ông xâm phạm đến di sản văn hóa". Hỏi sự tình, cụ Hưng nói: "Văn bản ghi thay bối cảnh của đình, tháo hết hoành phi, liễn đối, treo màn gió, thay đổi kết cấu biến đình làng thành nhà quan. Tôi cấm tiệt, không cho ai đụng chạm vào. Tôi án ngữ trong đình bảo vệ, 12 giờ đêm họ đứng ngoài cửa, tìm cách đút lót tôi. Tôi bảo họ 500 ngàn quý, 1 triệu càng quý, 10 triệu quý hơn nữa, nhưng trăm triệu cũng không mua được tôi. Cuối cùng họ đầu hàng đấy, phải sang đình khác".
Nhiều đoàn phim về quay bối cảnh đình So, cụ từ Hưng cũng tham gia nhiều vai diễn trong các tác phẩm điện ảnh, phim quảng cáo. Ở phim Sau mùa lúa chín, cụ Hưng còn nhớ rõ: "Tôi đóng vai lý trưởng, Quyền Linh khi ấy mới ra trường, bị trói cột đình chịu đòn. Kịch bản là đánh giả thôi, vết thương in sẵn rồi, nhưng cái đứa đánh nó lấy chão đánh thật, làm thằng Linh la vang cả làng nước… Ngoài phim ảnh, các đoàn nghiên cứu trong nước và quốc tế về làng, tôi tiếp đón hết".
Ngay việc cung tiến vào đình, cụ Hưng cũng là tấm lưới lọc, loại hết "rác" để giữ vẻ đẹp đình So như nét ban đầu. Cụ Hưng kể lý do: "Nhiều người làng đi xa làm ăn, giờ họ giàu có, đưa đồ mới, đồ ngoại lai về đình cung tiến, tôi không nhận. Từ đôi lọ nhiều tiền, đèn lồng không phải đèn Việt… tôi thẳng tay loại".
Trước khi chia tay, vẫn chưa dứt mạch câu chuyện trùng tu, cụ Hưng đúc kết: "Trùng tu, bảo tồn đình So, làm gì cũng được nhưng phải theo nguyên bản, nhiều cháu đến bảo cung tiến lại toàn bộ phần mặt sàn gỗ của đình. Tôi hỏi thế cho cái mới vào rồi cái cũ đem đi đâu? Họ bảo để họ mang đi, tôi bác ngay. Trừ khi tôi chết thì thôi, chứ còn sống thì đừng mong thay đổi hay lấy cái gì đang có của đình đi nơi khác". (còn tiếp)
Nhiều người làng đi xa làm ăn, giờ họ giàu có, đưa đồ mới, đồ ngoại lai về đình cung tiến, tôi không nhận. Từ đôi lọ nhiều tiền, đèn lồng không phải đèn Việt… tôi thẳng tay loại.
Cụ từ Vương Đắc Hưng