15 Nhà Cái Cá Cược Bóng Đá

Năm 1999, lụt to ở Nông Sơn, Quảng Nam. Nước dâng lên sát thềm nhà, má tôi đóng một chiếc bè chuối đ anime chich

【anime chich】Quy y cho cây

Năm 1999,anime chich lụt to ở Nông Sơn, Quảng Nam. Nước dâng lên sát thềm nhà, má tôi đóng một chiếc bè chuối để chạy lũ. Trong buổi sáng kinh hoàng đó, chiếc bè của má con tôi bị gió đẩy ra giữa dòng nước lớn. Giữa mênh mông nước, hai má con chống chèo, cố cho chiếc bè tấp vào một mô đất. Với sức phụ nữ và trẻ nhỏ, sau hơn hai tiếng vật lộn với gió và nước, bè mới tấp được vào gần cồn giữa đồng. Tuy nhiên, chưa kịp neo bè, một cơn gió lớn ập tới khiến tôi và má lộn nhào xuống. Chiếc bè chòng chành, sau vài phút lặn ngụp, tôi ngoi lên được và dùng hết sức bình sinh kéo má lên khi bà đã uống kha khá nước. Má con tôi chết hụt, ngoại tôi bảo chưa tới số.

Năm nào tới mùa bão lũ, khi con nước kéo về khắp miền Trung, phá rừng - là nhân tai - lại được nhắc đến như một nguyên nhân, kết hợp cùng thiên tai, khiến thảm họa càng thêm lớn.

Rừng có giá trị kinh tế lớn, là nơi phục vụ nhiều nhu cầu của con người. Khai thác gỗ là ngành nghề đã có từ nghìn xưa, nhưng khai thác không đi cùng với bảo tồn sẽ dẫn tới nguy cơ tận diệt rừng, gây ảnh hưởng nhãn tiền tới môi trường. Nhận thức được vấn đề này, nhiều quốc gia bảo vệ rừng không chỉ bằng luật, mà bằng sự hình thành văn hóa ứng xử với rừng, với cây.

Một trong những cách ấy chính là "quy y cho cây".

Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với cụm từ này là khi xử lý một bản tin cho tờ báo Phật giáo, trong vai trò biên tập viên.

Quy y là nghi lễ của nhà Phật dành cho thiện nam tín nữ hiểu giáo lý, muốn chính thức trở thành Phật tử. Qua buổi lễ, người đó được đặt pháp danh và trở thành người con Phật được công nhận, danh chính ngôn thuận. Còn cây, làm sao quy y, cây đâu có phát nguyện trở thành đệ tử Phật môn?

Tôi thắc mắc ngay với đồng nghiệp và chúng tôi lập tức tìm cách để hiểu rõ. Thông qua nguồn tin từ tờ The Buddhist Door, chúng tôi được biết sư Phrakru Pitak Nanthakthun, trụ trì chùa Arunyawas ở Đông bắc Thái Lan là người thực hiện nghi thức quy y cho cây trong ba thập kỷ qua, nhằm giảm thiểu và đi đến chấm dứt nạn phá rừng.

Để thực hiện nghi thức, các vị sư và dân làng cột các dải y màu cam quanh cây thuộc các khu rừng trong vùng. Người dân ở đất nước Phật giáo này được khuyến khích tôn trọng các cây đã được quy y như khi họ nhìn thấy dải y thiêng liêng của một vị sư. Tác giả Susan M. Darlington trong một bài báo năm 1998 đã chia sẻ, với phong trào sinh thái Phật giáo tại Thái Lan, Phật tử cũng tham gia hành động để bảo vệ môi trường. "Tôn giáo trở nên thiết thực như các hướng dẫn đạo đức trong bảo vệ sinh thái", Susan M. Darlington viết.

Mô hình này của các nhà sư đất nước Chùa Vàng đã lan tỏa đến các nước khác như Lào, Myanmar và Sri Lanka. Và những người tiên phong tin tưởng rằng đây chính là hành động hiệu quả, có tác động lớn đến việc bảo vệ môi trường. "Nếu mỗi người trên toàn thế giới này đều chung tay cứu rừng, con người có thể cùng nhau khắc phục sự nóng lên toàn cầu, giải quyết được nạn đói và thiếu thực phẩm ở nhiều nơi", sư Phrakru Pitak Nanthakthun hy vọng.

Từ câu chuyện quy y cho cây ở các nước Phật giáo trong khu vực Đông Nam Á, tôi nghĩ tới Bhutan, quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ở đây, quốc vương Khesar Namgyel Wangchuck năm 2016 đã trồng 108.000 cây xanh để đón mừng sự ra đời của hoàng tử - để lại nhiều ấn tượng đẹp, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới thông điệp về sự thân thiện, tôn trọng, bảo vệ và sống nhu hòa với thiên nhiên, môi trường. Trước đó, năm 2015, 100 người Bhutan đã tự nguyện tham gia thiết lập kỷ lục Guinness thế giới bằng cách trồng 49.672 cây xanh trong một giờ đồng hồ.

Gắn với thiên nhiên, trở về với rừng cây xanh mướt hoặc đi giữa thành phố mà có một bóng cây, hàng me xanh mát, lòng ta sẽ bình an, nhẹ nhõm hơn. Cây xanh chính là những "thiên thần", mỗi ngày làm công việc thanh lọc không khí, cản gió, che nắng, cung cấp những nguồn lợi lâm sản quý.

Ám ảnh với lần chết hụt hơn hai mươi năm trước, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để làm gì đó, mà tôi biết sẽ góp phần giúp thiên nhiên dịu lại, bớt hung dữ đi.

Tháng 8 vừa qua, tôi có duyên được tham gia một sự kiện trồng 200 cây chiên đàn của một nhóm thiện nguyện do một nhà sư trẻ đứng đầu. Tôi cùng 30 tình nguyện viên khác về khu vườn của một ngôi tịnh thất ở Đồng Nai để trồng cây.

Nhìn khu vườn trống, được phủ dần màu xanh bởi hàng cây chiên đàn khẳng khiu mới trồng, tôi tự hỏi: cây, rừng cần phải làm giàu thêm với tốc độ như thế nào mới cân bằng lại được quá trình bê tông hóa không ngừng nghỉ hiện nay?

Lưu Đình Long

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap