Học sinh thừa cân,ôngbốsốliệuvềbệnhhọcđườngtronghọcsinhvànhữngkhuyếncáftugate béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,28%
Ngày 3.10, tại Hội nghị tổng kết công tác chính trị, tư tưởng năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có những thông tin về bệnh học đường, sức khỏe thể chất, tinh thần của học sinh. Đồng thời đưa ra những yêu cầu trường học cần thực hiện trong năm học này.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, trong năm học 2022-2023, số trường học tổ chức kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh đạt tỷ lệ 98,83% trong tổng số gần 2.000 trường ở các bậc học.
Trong đó, số học sinh thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,28%, bệnh khúc xạ về mắt 28,85%, sâu răng 23,23% và suy dinh dưỡng 4,58%.
Đồng thời, qua ghi nhận thực tế cho thấy, số trường có nhân viên y tế đúng quy định đạt 59,76%; 20,27% trường có nhân viên y tế có chuyên môn nhưng chưa đạt chuẩn và 19,71% trường có nhân viên y tế nhưng không đúng chuyên môn.
Từ đó, Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến cáo, trong trường hợp chưa tuyển dụng được nhân viên y tế chuyên trách có trình độ chuyên môn, trường học phải phân công nhân viên kiêm nhiệm làm đầu mối theo dõi công tác y tế trường học. Song song đó ký hợp đồng với cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn để triển khai công tác y tế trường học.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, nhiều đơn vị trường học đã chủ động xã hội hóa trong tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý, đẩy mạnh đầu tư về nhân sự, cơ sở vật chất. Giáo viên trong tổ tư vấn được thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm và được nhà trường tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo chuyên đề về công tác tư vấn tâm lý do Sở GD-ĐT phối hợp với các trường ĐH, CĐ tổ chức.
Tuy vậy, trong bối cảnh chưa có quy định về biên chế giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý, Sở GD-ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục hợp đồng với cán bộ, giáo viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho hay mỗi trường học cần thiết phải có một nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng nhìn nhận, theo Bộ GD-ĐT quy định thì 4 vị trí việc làm trong nhà trường gồm y tế, văn thư, thủ quỹ, kế toán chỉ được bố trí 2-3 biên chế (tùy quy mô trường học). Do đó, thực tế nhà trường đang thiếu cơ chế tuyển dụng nhân viên y tế trường học. Vì vậy, các trường có thể tính toán đưa phương án thay thế như hợp đồng chuyên trách, cơ chế đãi ngộ, thu hút nhân sự để có nhân viên y tế học đường…
Người đứng đầu ngành GD-ĐT nhấn mạnh, vấn đề an toàn trường học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, trong năm học 2023-2024, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, ông Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu nhà trường rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, chủ động phòng ngừa các yếu tố mất an toàn.
Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay một số hoạt động khác như giáo dục nhận thức, chính trị tư tưởng cho học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ, rèn luyện thể dục thể thao ở nhiều nơi còn nặng tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thực chất cho học sinh. Năm học này các đơn vị trường học đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao cho học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.